Do ảnh hưởng của thời tiết khi chuyển mùa, nhà cửa của bạn thường trong tình trạng ẩm ướt khó chịu, đồ đạc dễ bị ẩm mốc. Dưới đây là một số kinh nghiệm chống nồm cho nền nhà chuẩn nhất từ chuyên gia kỹ thuật dành riêng cho bạn.

Trong thực tế cuộc sống ít nhiều chúng ta đã từng gặp hiện tượng nền nhà, tường nhà bị đổ mồ hôi gây ẩm ướt khó chịu. Hiện tượng này không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn cả vấn đề về chất lượng của các đồ dùng, vật dụng trong nhà. Hiện tượng nồm ẩm có thể xuất hiện ở nhà riêng, chung cư thậm chí là cả trung tâm thương mại, khách sạn nếu không biết cách chống nồm cho nền nhà đúng kỹ thuật. Giới hạn nội dung bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm chống nồm cho nền nhà chuẩn kỹ thuật nhất, hãy cùng tham khảo nhé!

Nền nhà nồm ẩm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống

Hiện tượng nồm ẩm là gì?

Hiện tượng nồm ẩm nền nhà thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Lúc này khi khí hậu và nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm cho nền nhà xuất hiện hiện tượng đổ mồ hôi gây trơn trượt và ẩm mốc. Nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì nó sẽ mang tới nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình cũng như tuổi thọ của hệ thống công trình. 

Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng nồm ẩm là do nhiệt độ của bề mặt nền nhà, sàn nhà hoặc tường nhà thấp hơn điểm sương của không khí tiếp xúc. Nền nhà lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng ẩm ướt, đồ dùng nội thất trong nhà cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Hiện tượng nồm ẩm này thường xảy ra vào những ngày cuối đông, đầu xuân. Tuy không kéo dài nhưng mỗi lần xuất hiện nó lại mang tới cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng, độ bền của đồ dùng, vật dụng trong nhà. 

Cách chống nồm cho nền nhà hiệu quả nhất

Muốn chống nồm cho nền nhà hiệu quả nhất cần thực hiện ngay từ lúc mới tiến hành xây nhà bằng cách chọn những vật liệu có khả năng hút ẩm. Một trong những vật liệu được tin dùng nhất đó chính là xỉ than, vật liệu giá rẻ, dễ kiếm tìm và mang lại hiệu quả hút ẩm tốt. 

Cách thực hiện chống nồm cho nền nhà bằng xỉ than không quá khó. Trước tiên bạn cần đào nền nhà sâu khoảng 50 đến 75cm sau đó phủ đất, cát vàng dày khoảng 35cm còn lại đổ xỉ than dày khoảng 25cm. Tiếp đến phủ thêm một lớp cát vàng lên trên lớp xỉ than sau đó đầm đều see toàn độ nền và tưới nước thật nhiều để tạo độ chắc chắn cho nền. Khi lát gạch nên trộn đều xi măng với cát vàng khô, nên sử dụng lớp xi măng có độ dày khoảng 2cm.

Cát vàng và xỉ than là 2 nguyên liệu giúp chống nồm cho nền nhà hiệu quả nhất

Thiết kế nền nhà bằng vật liệu truyền nhiệt

Đây cũng là các chống nồm cho nền nhà khá hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Cụ thể, thay vì sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt thì bạn hãy sử dụng vật liệu truyền nhiệt tốt khi thiết kế nền nhà. Bởi theo các chuyên gia kỹ thuật thì hiện tượng nồm ẩm xuất hiện là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà với bề mặt trên của nền nhà. Sự chênh lệch này làm cho hơi ẩm trong không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà. Đó cũng chính là lý do vì sao mà khi sửa chữa hoặc tôn tạo các công trình cũ người ta thường ngăn ngừa khí ẩm từ đất lên bằng các tấm chắn kim loại cứng. 

Gợi ý cấu tạo các lớp nền nhà chống nồm ẩm

Để việc chống nồm cho nền nhà đạt được hiệu quả bạn cần tuân thủ cách thiết kế trong kết cầu nền nhà. Theo đó lớp nền nhà chống nồm đúng chuẩn thường có tất cả 6 lớp và được kết hợp từ các loại vật liệu chống ẩm chuyên dụng. 

Cụ thể, lớp 1 là vật liệu lát mặt sàn (đá bazan, đá dăm, granito cốt liệu sỏi…). Lớp 2 là vật liệu lớp cách nhiệt (bê tông cốt liệu xỉ lò, gạch gốm bọt, xốp, bông thủy tinh, sỏi, cát khô, xỉ lò cao hay bê tông bọt…). Lớp 3 là vật liệu cách nhiệt (vữa vôi, đá dăm, sỏi keramzit, đá bọt xỉ…). Lớp 4 là vật liệu chịu lực cho nền nhà (bê tông vỡ, bê tông đá dăm hoặc bê tông gạch đá dăm…). Lớp 5 là vật liệu cách nước cho nền nhà (nhựa đường, bê tông atfan hoặc bi tum dầu mỏ xây dựng…). Lớp 6 là lớp đất nền giúp nền nhà được nén chặt và bằng phẳng. 

Nên đóng kín cửa và lau nhà bằng khăn khô để hạn chế hiện tượng nồm ẩm

Mẹo hạn chế và giảm nhẹ hiện tượng nồm ẩm

Ngoài cách chống nồm cho nền nhà kể trên bạn có thể áp dụng thêm những biện pháp khắc phục và giảm nhẹ hiện tượng nồm ẩm bằng cách hạ điểm sương của không khí trong nhà. Cách thực hiện khá đơn giản, khi độ ẩm không khí tăng cao thì bạn nên đóng kín cửa để hạn chế tối đa sự xâm nhập của không khí ẩm vào nhà. Thói quen sai lầm của nhiều người là mở cửa đón gió để giúp nền nhà khô thoáng hơn nhưng thực tế nguồn gió đó mang theo nhiều hơi nước nên sẽ làm cho nền nhà càng ẩm ướt hơn. 

Cách khác, bạn có thể sử dụng điều hòa ở chế độ hút ẩm để khử ẩm trong nhà hoặc sử dụng thiết bị tăng nhiệt độ nhân tạo từ điện năng để làm ấm mặt sàn, giúp hạn chế tối đa hiện tượng đổ mồ hôi của nền nhà.

Trên đây là những kinh nghiệm chống nồm cho nền nhà chuẩn nhất từ chuyên gia kỹ thuật mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về việc phòng chống, giảm tránh hiện tượng nồm ẩm cho nền nhà.

 

Call Now Button